Bạn hãy chuẩn bị những chiếc túi chứa các chữ cái khác nhau. Các chữ cái này phải ghép lại thành một từ có nghĩa. Song song đó, bạn cũng cần chuẩn bị hình ảnh tương ứng với các từ ngữ này. Chẳng hạn, bạn chuẩn bị 1 bức tranh tàu hỏa với từ tàu hỏa được gắn lên và 1 túi chứa các chữ cái “t, a, u, h, o, a”. Nhiệm vụ của trẻ trong trò chơi này là nhìn hình, phân tích các chữ cái của từ và bỏ thẻ hình vào túi chứa các chữ cái tạo nên từ đó.
Đây là một trò chơi giúp trẻ làm quen với chữ cái quen thuộc tại các trường mầm non. Bạn cần chuẩn bị cho mỗi trẻ khoảng 5 – 6 thẻ chữ cái đã học. Khi chơi, bạn chỉ cần phát âm 1 chữ cái bất kỳ có trong thẻ chữ của các bé. Nhiệm vụ của trẻ lúc này là tìm ra thẻ có chứa chữ cái đó và giơ lên cao. Trẻ nào tìm đúng, nhanh và giơ thẻ ngay ngắn, bạn nên khen ngợi. Ngược lại, nếu trẻ nào tìm sai, bạn cần trực tiếp điều chỉnh để trẻ nhận biết được mặt chữ chính xác và nhớ lâu hơn.
Bạn chuẩn bị những ngôi nhà có chứa các chữ cái bé đã học và cho trẻ chọn một thẻ chữ mình yêu thích. Tất cả cùng dạo chơi và hát bài “Nhà của tôi”, khi cô giáo dừng lại và đọc tên chữ cái trên ngôi nhà (chẳng hạn ngôi nhà chữ a, ngôi nhà chữ b,…) thì trẻ nào đang cầm thẻ chữ giống với chữ cái trên ngôi nhà sẽ về đúng nhà của mình. Trong khi đó, các trẻ còn lại đứng yên tại chỗ.
Đây cũng là một biến tấu của trò chơi dân gian quen thuộc. Để tổ chức trò chơi thú vị này, bạn cần chuẩn bị những cây cờ có dán chữ cái bé đã học và lon cắm cờ. Bạn chia trẻ thành 2 đội có số lượng thành viên bằng nhau, cho trẻ đếm số thứ tự và yêu cầu nhớ số thứ tự của mình.
Sau khi chuẩn bị xong, bạn cho trẻ chơi cướp cờ bằng cách gọi theo số thứ tự. Chẳng hạn “Các bạn 1, 3, 5 lấy cho cô chữ cái a hay các bạn 2, 4, 6 lấy cho cô chữ cái b”. Trẻ sẽ tự lên cướp cờ và ai nhanh chân, nhanh tay và nhanh mắt hơn sẽ giành chiến thắng.
Đây là trò chơi giúp trẻ nhận biết và có thể tìm ra từ ngữ tương ứng với hình ảnh. Bạn cần chuẩn bị một bài thơ có các từ được diễn tả bằng hình ảnh và các thẻ từ tương ứng với những hình ảnh này.
Bạn đọc bài thơ cho trẻ, yêu cầu trẻ tìm thẻ từ tương ứng với các hình ảnh trong bài thơ và gắn vào cho phù hợp. Trò chơi này có thể chơi theo hình thức cá nhân hay đội nhóm đều phù hợp.
Trò chơi này có cách thực hiện khá đơn giản. Bạn cần chuẩn bị xúc xắc với các mặt là những chữ cái bé đã được học. Bạn cho trẻ ngồi thành 2 hàng để tất cả đều có thể quan sát rõ mặt của xúc xắc. Tiếp theo, bạn tự mình gieo xúc xắc lên và khi xúc xắc rơi xuống sàn, trẻ cần đọc to chữ cái ở mặt trên cùng. Ngoài ra, để làm tăng tính hấp dẫn của trò chơi, bạn cũng có thể gọi từng trẻ lên gieo xúc xắc thay mình.
Trò chơi này nhận được sự yêu thích của nhiều trẻ ở độ tuổi mầm non bởi cách chơi thú vị. Bạn cần chuẩn bị những chiếc lá và bông hoa (có thể dùng lá và hoa thật hoặc làm từ giấy bìa), trên mỗi chiếc lá đều được gắn một chữ cái mà trẻ đã được học. Tương tự, bạn cũng dán chữ cái lên những bông hoa đã chuẩn bị.
Bạn nên chơi trò Hoa lá tìm nhau ở khoảng sân rộng rãi để trẻ thoải mái di chuyển. Đầu tiên, bạn chia trẻ thành 2 nhóm, 1 nhóm cầm hoa, 1 nhóm cầm lá. Sau đó, tất cả cũng dạo chơi và hát, đến khi bạn ra hiệu lệnh “Hoa tìm lá” thì nhóm trẻ cầm lá sẽ dừng lại, còn nhóm trẻ cầm hoa sẽ đi tìm bạn cầm lá có chữ cái giống chữ được gắn trên bông hoa của mình. Khi chơi, bạn nhớ đổi ngược lại “Lá tìm hoa” và thay đổi luân phiên 2 hiệu lệnh này để tất cả cùng được di chuyển nhé.
Tất nhiên nếu muốn trẻ được làm quen với chữ cái thông qua trò chơi này, bạn không thể cho bé chơi kéo co theo kiểu truyền thống. Thay vào đó, bạn cần đổi mới trò chơi này bằng cách chuẩn bị dây thừng có đính các chữ cái ở giữa. Tiếp đến, bạn chia trẻ thành 2 đội thi kéo co để lấy các chữ cái này. Trẻ vừa tiến hành kéo co, vừa đọc to chữ cái được kéo. Đội nào lấy được nhiều chữ cái hơn sẽ giành chiến thắng.
Mỗi trẻ được bạn phát một bông hoa gồm hai mặt, một mặt đánh số 1, mặt còn lại đánh số 2. Bạn đưa ra một hình ảnh minh họa cùng một cụm từ tương ứng với hình ảnh này. Tiếp đến, bạn đưa ra 2 đáp án về các chữ cái được chứa trong cụm từ này, trong đó 1 đáp án đúng, 1 đáp án sai. Nhiệm vụ của trẻ là phải chọn phương án đúng bằng cách giơ mặt bông hoa phù hợp.
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.