Bày lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ vô cùng ý nghĩa và rất quan trọng với người Việt Nam, mang đậm giá trị nhân văn, đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” ngàn đời của dân tộc ta. Tuy vậy nhưng thực sự không phải ai cũng có thể hiểu hết được về ngày lễ này, nguồn gốc và cả ý nghĩa. Là một người Việt Nam thì việc tìm hiểu về những ngày lễ ý nghĩa là điều cần biết để có thể nắm rõ được truyền thống dân tộc. Cùng đi tìm hiểu về bày lễ Vu Lan Báo Hiếu: Nguồn gốc, ý nghĩa để có thể hiểu và biết được nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của ngày lễ này.
Kinh Vu Lan Bồn của Phật Giáo từ rất xa xưa đã có ghi chép lại rằng: Chữ Vu Lan có nguồn gốc được phiên âm theo chữ phạn Ullambana, nếu dịch theo ngôn ngữ của người Trung có nghĩa là Giải Đảo Huyền có nghĩa là cứu thoát khỏi tội treo ngược.
Nguồn gốc của lễ Vu Lan được ra đời từ sự tích Đức Mục Kiền Liên cứu được mẹ của mình khỏi lũ ngạ quỷ dưới địa ngục. Bà Thanh Đề là mẹ của Mục Kiền Liên theo đạo Bà La Môn. Bà là một người cô cùng xa hoa, độc ác và tham lam, không tin vào Tam Bảo.
Mỗi ngày thì bà đều nấu rất nhiều thức ăn và làm cho chúng bị vương vãi khắp mặt đất. Còn con trai của bà là Mục Kiền Liên lại có một tính cách trái ngược bà hoàn toàn, cậu luôn luôn đi nhặt lại những hạt cơm mà mẹ mình làm vương vãi, rửa sạch và ăn lại chúng. Do đó, Mục Kiền Liên được tất cả mọi người quen biết yêu quý, họ luôn giáo dục con mình phải noi theo tấm gương Mục Kiền Liên.
Sau Khi mẹ của cậu là Thanh Đề qua đời thì Mục Kiền Liên đã theo học Phật, xuất gia trở thành đệ tử của đức phật. Sau khi có được phép thuật, Mục Kiền Liên đi tìm mẹ mình ở khắp nơi trong trời đất và cuối cùng đã tìm thấy bà dưới địa ngục.
Trông thấy mẹ của mình tóc tai dơ bẩn, đói khát, gầy yếu, thậm chí úp mặt xuống đất không thể ngẩng đầu lên. Thấy vậy, Mục Kiền Liên ôm mẹ và khóc rồi đưa cho bà một bát cơm ăn cho đỡ đói. Nhưng mẹ của cậu vẫn còn quá sân tham nên khi đưa bát cơm cho thì cơm bị hóa thành lửa đỏ, không thể ăn được. Bất lực, không biết nên phải làm thế nào, Mục Kiền Liên quay về nhờ đến sự giúp đỡ của Đức Thế Tôn.
Đức Phật nói vào đúng ngày 15/7 âm lịch, là ngày Tự Tứ của chư tăng hãy mời tất cả sư tăng và sắm một lễ cúng Tam Bảo để có thể lấy được phước cứu mẹ. Theo lời đức phật dạy, Mục Kiền Liên cuối cùng cũng giúp được cho mẹ mình thoát khỏi kiếp đọa đày, về cõi lành. Và từ đó cho đến nay thì ngày 15/7 âm lịch trở thành ngày lễ Vu Lan.
Lễ Vu Lan là ngày để nhắc nhở thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà cũng như tổ tiên và những vị anh hùng dân tộc đã có ơn với đất nước. Không chỉ riêng với những phật tử mà ngày lễ Vu Lan còn mở ra một mùa báo hiếu báo ân. Báo hiểu ở đây là đối với mẹ cha, những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng không chỉ ở kiếp này mà ở nhiều kiếp khác, do phật giáo luôn cho rằng mọi người trong cuộc sống đều có mối tương quan nhân quả, ở trong một vòng luân hồi. Điều này nhắc nhở chúng ta nên mở rộng vòng báo hiếu ra mọi chúng sinh.
Vu Lan Bồn có nghĩa là dùng một chiếc bồn để dựng lễ rồi dâng cúng lên các vị tu hành để nhằm cầu sự chú nguyện của họ, cứu vớt những người đang bị tội chướng hành hạ, đang phải thọ khổ báo trong nhiều đời. Điều này cũng đồng nghĩa là ngày lễ Vu Lan có từ ngày đức phật, do ngài Mục Kiền Liên xin đức phật cách để cứu mẹ.
Trong thế gian này thì mọi sự sống đều do cha mẹ sinh ra. Mọi người cha, người mẹ đều phải chịu nhiều khổ cực khi sinh và nuôi con lớn khôn. Con người hơn những loài động vật khác là có hiếu đạo. Những người không thương cha mẹ, không muốn báo hiếu cho cha mẹ thì thực sự không bằng một loại cầm thú. Do đó, nếu như nhận mình là một con người thì nhất định phải biết báo hiếu.
Biết ơn là luôn phải biết và nhớ được mình được sinh ra ở đâu. Trong thực tế cũng đã có nhiều người phủ nhận đi công lao của cha mẹ, phản bội lại họ và tự đặt cho mình được sinh ra từ gió, đất… Họ căm ghét cha mẹ, phá tan gia đình và khiến cho cha mẹ phải chịu khổ đau suốt đời.
Báo nghĩa là đền đáp công lao của cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng khôn lớn. Chăm sóc, lo cho cha mẹ từ miếng ăn, thuốc thang, tấm áo và đỡ đần cho cha mẹ lúc già yếu đó chính là báo hiếu. Những người theo đạo giáo cần phải biết báo ân cho cha mẹ, hiểu rõ được đạo lý này để có thể có được kết quả tốt nhất cho việc báo hiếu.
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Đây được xem là một trong những nét đẹp văn hóa giúp góp phần củng cố và duy trì đạo lý trong gia đình, dòng họ và thậm chí là cả dân tộc. Dù cho cuộc sống có phát triển như thế nào thì báo hiếu cũng là một việc vô cùng cần thiết. Biết được lý do của việc bày lễ Vu Lan Báo Hiếu: Nguồn gốc, ý nghĩa để có thể hiểu rõ được một truyền thống, một nét đẹp ngàn đời của dân tộc.
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.